1. ĐỒ GÁ TRONG SẢN XUẤT Ô TÔ KHÁC ĐỒ GÁ GIA CÔNG NHƯ THẾ NÀO?
Ở Việt Nam mới chỉ biết đồ gá là JIG, không sai nhưng để nói đầy đủ thì đồ gá còn gồm cả FIXTURE nữa. JIG là cái đồ gá gia công mà các bác hay dùng để định vị, kẹp phôi trong lúc khoan ấy. Tùy theo dạng gia công mà mình có đồ gá khoan, đồ gá doa, đồ gá phay,...
Nói theo kiểu hàn lâm thì JIG là một thiết bị, trong đó chi tiết được kẹp ở một vị trí cụ thể, các dụng cụ cắt được dẫn hướng để thực hiện một hoặc nhiều thao tác.
2. Phân biệt giữa JIG và Fixture
Phân biệt giữa JIG và FIXTURE là các bạc dẫn hướng được cố định / gắn chặt vào thân hoặc khung JIG và hoạt động như thanh dẫn hướng cho các dụng cụ, đặc biệt là dao khoan, doa hoặc dao phay mặt. Chúng cho phép công cụ được định vị chính xác đối với thành phần và chính xác hơn liên quan đến vị trí của lỗ được khoan hoặc lỗ được doa.
Quay trở lại câu chuyện của ngành ô tô chúng ta, vì xu hướng hiện nay là sử dụng các vật liệu tấm có độ cứng cao, trọng lượng nhẹ nên JIG rất ít được sử dụng, thay vào đó là FIXTURE, dùng để hàn, lắp ráp . Và để cho ngắn gọn thì từ giờ trở đi tôi xin phép được gọi FIXTURE là đồ gá, giới hạn trong group này và trong các bài post của tôi.
Ở bài viết trước (XU HƯỚNG SẢN XUẤT TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ) tôi đã viết quy trình để thiết kế và chế tạo một đồ gá như thế nào, bài viết này tôi sẽ tập trung vào cấu tạo của đồ gá.
Về cơ bản, một đồ gá gồm các thành phần sau:
-
Cơ cấu định vị
-
Cơ cấu kẹp
-
Chi tiết định vị và cố định đồ gá với bàn máy
-
Các chi tiết phụ trợ (Hỗ trợ di chuyển, điều chỉnh kích thước,...)
3. Nguyên tắc về định vị
Định vị phải đảm bảo được nguyên tắc ràng buộc theo 6 bậc tự do, bao gồm cố định chuyển động thẳng theo 3 trục XYZ và chuyển động xoay cũng quanh 3 trục đó.
4. Yêu cầu về đồ gá
Yêu cầu của việc định vị là phải đủ nhưng không được thừa, phải có phương án để hạn chế sai sót khi lắp đặt sản phẩm, phải có khả năng điều chỉnh để khắc phục dung sai gia công và dung sai lắp ráp (đặc biệt là cong vênh sau khi hàn)
Cơ cấu kẹp thì lại đơn giản hơn nhiều, chỉ cần kẹp chặt, đủ lực để lắp ráp nhưng không mạnh quá làm biến dạng chi tiết, đồng thời thao tác nhanh gọn, thay thế dễ dàng.
Trong những quy trình lắp ráp sử dụng robot như hàn tự động, bắt vít tự động thì việc xác định vị trí của đồ gá với vị trí của robot là đặc biệt quan trọng. Cách đơn giản nhất là định vị thông qua một bộ stopper bolt, cố định mặt sàn của đồ gá vào mặt sàn của robot.
Cuối cùng là hoàn thiện các chi tiết của đồ gá thôi, thêm bu lông vòng để nâng hạ bằng cẩu trục, thêm gân tăng cứng, thêm các hệ thống điều khiển bằng thủy/khí hoặc điện nếu cần giảm tối đa thời gian thao tác.
Nguồn: Tác giả Hảo - Group FB: Khuôn dập và đồ gá ô tô