TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CAD CAM CNC CAMMECH
Công nghiệp ô tô Việt Nam trong những năm gần đây phát triển rất nhanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục cải tiến, áp dụng công nghệ mới nhằm kiểm soát được chất lượng và số lượng sản phẩm.
Có 2 công đoạn được cho là khó khăn nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến cả quá trình sản xuất ô tô đó là công đoạn DẬP và công đoạn LẮP RÁP.
Các chi tiết trên ô tô có hình dạng phức tạp, vật liệu đa dạng từ thép hợp kim, thép nhẹ, thép siêu cứng, hợp kim nhôm,... và gần đây nhất là vật liệu composite.
Để tạo hình và lắp ráp được những chi tiết như thế này, không thế thiếu được KHUÔN DẬP và ĐỒ GÁ.
KHUÔN DẬP trong ngành ô tô khác hoàn toàn những loại khuôn gập, bẻ. Quy trình thiết kế và chế tạo một chi tiết có sử dụng khuôn dập như sau:
Phân tích yêu cầu kỹ thuật của chi tiết
Đối với những chi tiết khó, sử dụng mô phỏng để đưa ra quy trình dập, hình dạng phôi cắt (Một số phần mềm có độ tin cậy cao là AutoForm, Pam-stamp,...)
Thiết kế từng loại khuôn theo yêu cầu từ bước phân tích, kết hợp song song với mô phỏng mô hình thiết kế. Các loại khuôn bao gồm khuôn form, khuôn draw, khuôn flange, khuôn rest, khuôn upper pad, khuôn side bend, khuôn trim - pierce, khuôn hot press
Lập trình gia công CNC bề mặt khuôn
Gia công CNC khuôn và xử lý bề mặt
Lắp ráp khuôn hoàn chỉnh, đo kiểm và dập thử, nếu chi tiết dập đạt yêu cầu chuyển qua dập hàng loạt.
Những chi tiết sau khi DẬP xong sẽ được chuyển qua lắp ráp, công đoạn này cần đến ĐỒ GÁ.
Hiện nay, phương pháp lắp ráp phổ biến nhất là hàn, bao gồm hàn hồ quang (TIG/MIG/MAG), hàn điểm (SPOT), hàn projection, hàn áp lực, hàn ma sát, hàn laser,...
Ngoài ra còn có các phương pháp lắp ráp khác như FDS (Flow Drilling Screw), CFP (Composite Friction Pin), CFF (Composite Friction Fastener), SPR (Self Piercing Rivet), TOX, FSJ (Friction Spot Joint), HEM,...
Thiết kế đồ gá sẽ phải phụ thuộc vào phương pháp lắp ráp, quy trình như sau:
Phân tích cụm chi tiết và phương pháp lắp ráp
Chọn hướng lắp ráp và bố trí các công cụ lắp ráp
Thiết kế các vị trí định vị từng chi tiết
Thiết kế các vị trí kẹp, đảm bảo các chi tiết không bị dịch chuyển trong quá trình hàn, đồng thời cũng không bị biến dạng do lực kẹp
Hoàn thiện đồ gá
Gia công các thành phần của đồ gá
Lắp ráp và hiệu chỉnh (sử dụng tay đo 3D)
Lập trình thao tác lắp ráp cho cánh tay robot và công cụ
Lắp đặt chi tiết lên đồ gá rồi tiến hành lắp ráp mẫu thử
Kiểm tra mẫu thử và hiệu chỉnh sai số trên đồ gá
Lắp ráp rồi kiểm tra lại, nếu đạt yêu cầu về hình dạng và dung sai thì chuyển qua lắp ráp hàng loạt
Trên đây là tổng quan về KHUÔN DẬP và ĐỒ GÁ trong ngành công nghiệp ô tô, các bài viết sau tôi sẽ đi chi tiết hơn vào cách thiết kế từng loại khuôn và đồ gá, cách sử dụng mô phỏng trong thiết kế khuôn, cách xử lý các biến dạng rách, nhăn, cong vênh khi dập, các phương pháp lắp ráp, cách hiệu chỉnh đồ gá khi có sai số sau lắp ráp.
Nguồn: Tác giả Hảo - Group FB: Khuôn dập và đồ gá ô tô
HỌC KÈM RIÊNG ĐẾN KHI THÀNH THẠO RA NGHỀ
HỌC VIÊN TỰ CHỌN THỜI GIAN HỌC, LỊCH HỌC
LỚP MỞ HẰNG NGÀY, ĐĂNG KÝ LÀ ĐI HỌC NGAY
CHÚ TRỌNG KẾT HỢP LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH
BÀI GIẢNG CHUẨN QUỐC TẾ, MÁY MÓC HIỆN ĐẠI
ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỌC CẤP TỐC, ONLINE TỪ XA
ƯU ĐÃI HỌC PHÍ DÀNH CHO HỌC SINH, SINH VIÊN
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC, HỖ TRỢ HỌC LẠI MIỄN PHÍ
CẤP CHỨNG CHỈ KHÓA HỌC, HỖ TRỢ VIỆC LÀM
0938885911
0903111667
Chúng Tôi Sẵn Sàng Tư Vấn Khóa Học Cho Bạn